Những ngày qua ồn ào bức xúc tranh cãi trên mạng
về bài thơ Thương ông trong sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 2. Mình đọc gần
hết ý kiến, nhưng không ra nhời cho đến sáng nay đọc stt của bạn Hà Tuệ Hương,
mình tạm nhứt trí với ý kiến của bạn Ye Ye.
Nhưng
bạn Hà Tuệ Hương đặt thẳng câu hỏi: “Thế nếu một bài
thơ cắt sửa cho phù hợp với độ tuổi, cắt sửa xong vẫn trọn ý, vẫn giữ được vần
thì có nên làm không? Chị Dona”. Thì mình tức khí giả nhời:
- - Dứt khoát không. Một tác phẩm hay
(nói chung), được chọn in sách giáo khoa nghĩa là tất cả câu, khổ thơ, từ ngữ
làm nên 100% giá trị của nó rồi (mới được chọn). Cắt, ghép, thêm cho phù hợp với
lứa tuổi là ...ngớ ngẩn, làm biến dạng bài thơ. Hãy để nguyên bài thơ, phần còn
lại là lời giảng tâm huyết, dẫn giải phù hợp cho các em hiểu.
Theo mình, một bài giảng của giáo viên ngoài chuyện giảng giải
cho các em hiểu từ ngữ, ngữ cảnh, thông điệp... điều quan trọng còn là truyền cảm
hứng, gợi mở liên tưởng và cảm nhận ở các em phát triển phong phú hơn, qua cách
nhìn, cách cảm ở lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên của các em. Như bất cứ loại hình
văn hoá-nghệ thuật nào, tác phẩm gợi cảm hứng ban đầu để người đọc/xem/nghe
nhìn –cảm theo cách riêng của mỗi người, đôi khi phong phú, đi xa hơn ý định/ý
niệm ban đầu của tác giả.
Rộng hơn, ngoài hiểu từ ngữ, tính chất giáo dục, còn là cảm thụ
vẻ đẹp của tác phẩm. Ví như câu thơ “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/ Tiếng rơi rất
mỏng như là rơi nghiêng…” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, vô cùng đẹp và tinh tế.
Dễ gì giảng cho hết nghĩa, hết nhẽ về “tiếng rơi rất mỏng” dù có thể hiểu “rơi
nghiêng”... Có những từ/cụm từ gợi ngữ cảnh/tình huống, chỉ có thể cảm mà khó
ngôn từ nào mô tả được hết vẻ đẹp (cảm nhận) tinh tế ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.