Bà là nhiếp ảnh gia, giảng viên nghệ thuật của trường School of Visual Arts tại New York (Mỹ), giảng viên nhiếp ảnh tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…Hiện bà đang là giảng viên, giám đốc chương trình ảnh kỹ thuật số tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ấn tượng về bà với tôi là một bà già Mỹ "gân", nhà nhiếp ảnh "bụi đời", thông thái, vui vẻ và thân thiện. Một người thầy, đồng nghiệp mà tôi kính trọng.
Abby Robinson và NSNA Đào Hoa Nữ
Abby có nhiều bạn bè, tính bà giản dị, hoà đồng, dễ chia sẻ. Bà đến VN nhiều lần, giảng dạy, nói chuyện, đi sáng tác, tham gia Trung tâm nghiên cứu nhiếp ảnh của Hội nhiếp ảnh TP.HCM. Abby đi đâu cũng đem theo một chiếc máy ảnh Leica. Không chỉ là người sáng tác, giảng dạy, bà còn là "kho" kiến thức, nhà lí luận – phê bình nhiếp ảnh đáng kính, khác lạ mà tôi thích trò chuyện, trao đổi. Bà thường viết bài cho tạp chí nhiếp ảnh Trans Asia Photography Review. Abby yêu Việt Nam, gắn bó và hiểu biết sâu sắc về nhiếp ảnh Việt Nam với sự quan sát, hoà mình, nghiên cứu nghiêm túc trong nhiều năm dài, bắt đầu từ 20 năm trước.
Abby chính là người đã “đề cử” tôi, anh Lâm Tấn Tài (Tổng thư ký Hội nhiếp ảnh TP.HCM) và anh Đoàn Đức Minh với Hội đồng nghệ thuật TP San Francisco để sau đó cả ba được mời tổ chức triển lãm chung tại San Francisco vào năm 1998. Đó là một chuyến đi thú vị, rong ruổi cả tháng trời trên đất Mỹ, gặp gỡ nhiều bạn ảnh, đi sáng tác và đón năm mới (VN) trên đỉnh Palm Spring…Bà cũng là người giới thiệu NSNA Xuân Huy có được học bổng khoá nhiếp ảnh ngắn hạn tại trường School of Visual Arts. Và sau đó là một số nhiếp ảnh gia trẻ của VN (đặc biệt là TP.HCM đã được học bổng, tham gia những khoá học, dự án nhiếp ảnh với các nghệ sĩ quốc tế...
Abby Robinson và Đỗ Ngọc
Triển lãm ảnh của NSNA Lâm Tấn Tài, Đoàn Đức Minh và Đỗ Ngọc tại San Francisco (Mỹ) 1988
theo lời mời của Hội đồng nghệ thuật TP SF
theo lời mời của Hội đồng nghệ thuật TP SF
Những lần gặp gỡ hiếm hoi, Abby nói với tôi về công việc của bà, về trường phái nhiếp ảnh khác biệt giữa Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc.Thỉnh thoảng bà email thăm hỏi, cho tôi biết bà đang thực hiện dự án nào ở Thượng Hải, New York; hay giới thiệu triển lãm, dự án của một nhà nhiếp ảnh nước ngoài... Có lần bà đưa tôi xem loạt ảnh của một nhiếp ảnh gia Hàn Quốc: ba chiếc tách sứ trắng được chụp ở những góc độ khác nhau. Sẽ có chút bối rối, nếu bạn cứ đòi “ảnh nói lên điều gì?”. Ở đây, chỉ là những hình ảnh có tính liên tưởng. Nó gợi mở cho những ý tưởng, suy nghiệm của bạn. Bạn có thể phát triển, sáng tạo tiếp theo từ những hình ảnh gợi mở này. Ngày nay, ranh giới giữa chụp, vẽ, sắp đặt…chỉ có tính tương đối. Yếu tố mới, cái nhìn, thể hiện mới lạ được đặt lên hàng đầu. Đừng gắn cho tác phẩm những thông điệp "cao siêu, áp đặt" với cách thể hiện cũ, sáo mòn. Mới, chính là bước đầu của sáng tạo!
Theo bà, Việt Nam mạnh về ảnh đời thường, nhưng còn thiếu tính riêng tư. Nghĩa là thể hiện ảnh ở những khía cạnh riêng tư của bản thân, con người với tư cách là một cá thể, hơn là đời thường con người nói chung. Tôi nhớ mãi điều này.
@ Post, nhân đọc lại một số bài viết của Abby về nhiếp ảnh Việt Nam, những bài viết đáng suy ngẫm (link phía dưới). Và, hơi "dằn vặt" vì thấy mình... rất cũ. :))
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.